Conte đừng mơ làm HLV đúng nghĩa

Conte đừng mơ làm HLV đúng nghĩa

Ông “thanh trừng” các ngôi sao tự cho rằng mình là quan trọng như Bryan Robson, Andrei Kanchelskis, Paul Ince. Ông đẩy nhanh lứa trẻ do chính M.U đào tạo như David Beckham, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville vào đội hình chính. Ông mua về các cầu thủ mà chính ông ưng ý như Andy Cole, Dwight Yorke, Jaap Stam, Ruud Van Nistelrooy, Wayne Rooney, Cristiano Ronaldo…

Dĩ nhiên, Ferguson chẳng hề là thánh. M.U đã có không biết bao nhiêu bản hợp đồng thất bại dưới thời Ferguson: Eric Djemba-Djemba, Gabriel Obertan, Kleberson, Massimo Taibi… Ứng với mỗi Park Ji-sung thành công rực rỡ, luôn có một Dong Fangzhou thảm hại. Ferguson thậm chí thất bại với mẫu ngôi sao đã hoặc sẽ thành công rực rỡ ở nơi khác, như Juan Veron hoặc Diego Forlan. Đỉnh điểm của sự nực cười có lẽ là trường hợp của Bebe. Ferguson mua về một cầu thủ mà chính ông chưa bao giờ xem.

M.U mà thành công với Bebe mới lạ. Nhưng câu chuyện về Bebe làm toát lên một vấn đề căn bản: HLV trưởng phải là người có quyết định cao nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, trong việc chiêu mộ lực lượng. Cho đến trước khi Roman Abramovich xuất hiện tại Chelsea, Arsenal là đối thủ ngang tầm duy nhất của M.U ở Premier League. Tại Arsenal, HLV Arsene Wenger cũng toàn quyền quyết định vấn đề lực lượng. Giữa mùa vừa qua, khi Arsenal thay đổi cấu trúc điều hành, Wenger có nói: “Giám đốc kỹ thuật là gì? Tôi không hiểu khái niệm này”.

d68622ec16c46a0360ac8a7d2f779ee2

Tất nhiên, mỗi nơi có mỗi cách làm riêng. Nhưng cần lưu ý: mỗi môi trường bóng đá có đặc điểm riêng, và chúng ta đang nói về bóng đá Anh, không phải bóng đá Tây Ban Nha hoặc Đức. Chẳng phải ngẫu nhiên mà suốt hàng trăm năm qua, giới bóng đá Anh luôn gọi HLV trưởng là “manager”, không phải là “coach” như trong các nền bóng đá khác.

Ở Chelsea, Conte phải làm việc với giám đốc kỹ thuật Michael Emenalo và Marina Granovskaia – một nhân vật thậm chí không cần phải có chức danh cụ thể. Người ta gọi Granovskaia là “đệ nhất phu nhân Chelsea”, là người thay mặt ông chủ Abramovich, hoặc là giám đốc của mọi giám đốc… Không bao giờ có chuyện Conte muốn mua cầu thủ thế nào tùy ý. Những người tiền nhiệm của ông cũng vậy.

Sự “ngang tàng” của các giám đốc Chelsea thật ra chỉ là sản phẩm của Abramovich – mà không ít người từng gọi là gã tỷ phú ngông cuồng, xuất thân từ việc buôn bán ở “chợ trời” và phất lên thật nhanh trong bối cảnh tranh tối tranh sáng ở Nga. Chỉ sau khi Abramovich mua được Chelsea, nhiều người mới biết: thật ra Ferguson cũng từng làm việc dưới trướng giám đốc điều hành Peter Kenyon ở M.U. Gọi là “dưới trướng” cho đúng danh nghĩa, chứ thật ra chẳng ai cần biết đến Kenyon, khi M.U của Ferguson thường xuyên vô địch Premier League. Abramovich kéo Kenyon sang Chelsea, và ông này “lột xác”, trở thành cánh tay phải của ông chủ. Thế rồi, nhân vật nào ở Chelsea cũng muốn mọi người biết đến mình như là người thân cận nhất với “ông chủ”. Chelsea vừa mua một ngôi sao lớn? Ai cũng muốn thể hiện: “Tôi mới là người quyết định vụ này”.

Antonio Conte, suy cho cùng, vẫn chưa “to” bằng Jose Mourinho hơn chục năm trước. Mourinho còn bị đè bẹp bởi những “tả hữu” của Abramovich, thì huống hồ Conte! Môi trường Chelsea vốn đã là như vậy rồi. Một đội bóng như vậy mà muốn thành công vang dội như M.U thuở nào, thì rất khó. Nếu Abramovich cũng thích thành công đến mức thống trị, kiểu M.U thời Ferguson (ai mà không thích) thì đã khác. Nhưng ông ta thích quyền lực – hoặc sự xum xoe quanh quyền lực – hơn là thích một thành công mang màu sắc bóng đá.

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Nội dung bài viết

Nhận ngay 200,000 VND trải nghiệm

Đăng ký tham gia chơi cược bóng, game đổi thưởng, slot, nổ hũ..
TIỀN VỀ
Mới nhất

Bài liên quan

nhà cái tặng tiền thưởng, tiền thưởng miễn phí chơi cá cược bóng đá online

CHƠI MIỄN PHÍ - RÚT TIỀN THẬT

Giờ
Phút
Giây